Tổng quan đất nước và con người Đài Loan
1. Địa lý, khí hậu
Trong một khoảng thời gian dài, đảo quốc Đài Loan được gọi là “Formosa” tức là “hòn đảo xinh đẹp”. Tên gọi đó là do những thủy thủ Bồ Đào Nha đặt ra khi lần đầu tiên đặt chân đến hòn đảo này vào thế kỷ 16. Đài Loan bao gồm 64 đảo nhỏ thuộc quần đảo Bành Hồ và 21 đảo khác, tổng diện tích khoảng 38000 km2. Thiên nhiên đã ban tặng cho Đài Loan đồi núi và rừng cây tuyệt đẹp, những bờ biển trong xanh và thơ mộng, vô cùng xứng đáng với cái tên Formosa.
Đài Loan có 4 mùa, mùa xuân từ tháng 3 đến tháng 4, mùa hè từ tháng 5 đến tháng 9, mùa thu từ tháng 10 đến tháng 11, mùa đông từ tháng 12 đến tháng 2. Đặc trưng cho khí hậu ở Đài Loan là vùng khí hậu cận nhiệt đới với nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 25oC đến 28oC. Mỗi mùa Đài Loan lại có vẻ đẹp riêng, thu hút du khách từ khắp nơi trên thế giới. Ai đến Đài Loan cũng mong muốn được chiêm ngưỡng những cảnh đẹp nổi tiếng của Đài Loan như làng cổ Cửu Phần, tháp 101, công viên địa chất Yeliu, Phật Quang Sơn Tự…
2. Khí hậu
Đài Loan thuộc vùng khí hậu cận nhiệt đới, với nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng từ 250C đến 280C. Nếu bạn đến từ một quốc gia miền ôn đới, bạn có thể để áo khoác mùa đông của bạn ở nhà và tận hưởng sự ấm áp dễ chịu khi đến với Đài Loan. Còn nếu bạn đến từ một quốc gia miền nhiệt đới thì sự mát mẻ của Đài Loan chắc chắn sẽ làm bạn thích thú.
Khí hậu Đài Loan có 4 mùa rõ rệt, mùa xuân từ tháng 3 đến tháng 4, mùa hè từ tháng 5 đến tháng 9, mùa thu từ tháng 10 đến tháng 11, mùa đông từ tháng 12 đến tháng 2. Nhìn chung có thời tiết ấm áp quanh năm. Điều kiện thời tiết thay đổi bất thường trong mùa xuân và mùa đông, trong khi vào mùa hè và mùa thu thời tiết tương đối ổn định. Đài Loan là rất thích hợp cho du lịch, nhiệt độ trung bình hàng năm là khoảng 25 độ C, những tháng mùa đông nhiệt độ xuống thấp nhất cũng chỉ dao động từ 12-17 độ C.
Mùa đông tại Đài Loan bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 2 nhiệt độ khoảng từ 10° C – 15° C. Thời tiết khí hậu tại Đài Nam sẽ ấm hơn so với thời tiết khí hậu tại Đài Bắc. Thời tiết mùa đông của Đài Loan sẽ diễn ra theo chu kỳ như sau. Không khí lạnh từ Trung Hoa Đại Lục thổi vào, khi gặp hơi ấm từ biển của Đài Loan thường diễn ra mưa, khi mưa xuống sẽ làm cho nhiệt độ giảm xuống trong vài ngày sau đó lại trở lại theo một vòng tuần hoàn như trên.
Với nhiệt độ khoảng từ 10-15 độ C thì chắc chắn vào mùa đông tại Đài Loan ở một số nơi sẽ có tuyết rơi. Nếu sống tại Đài Loan ( đặc biệt khu vực Đài Bắc) ở một số nơi bạn sẽ được ngắm tuyết rơi đó.
3. Giao thông tại Đài Loan
Hệ thống công lộ và cầu trên đảo Đài Loan tổng cộng dài khoảng 47.000 km, đại bộ phận tập trung tại khu vực miền tây phát triển hơn. Hai tuyến đường dài nhất đều liên kết miền bắc và miền nam Đài Loan, lần lượt là Công lộ cao tốc Trung Sơn thông xe năm 1978 và dài 373 km, Công lộ cao tốc Formosa thông xe năm 1997 và dài 432 km. Ngoài ra, khu vực phát triển tại miền đông cũng có tuyến đường có thể đi với tốc độ cao, từ Đài Bắc đến huyện Nghi Lan có đường hầm Tuyết Sơn và Công lộ cao tốc Tương Vị Thủy.
Các sân bay quốc tế chủ yếu của Đài Loan là sân bay Tùng Sơn Đài Bắc, sân bay Đào Viên Đài Loan, sân bay Thanh Tuyền Cương Đài Trung, sân bay quốc tế Cao Hùng. Năm 2013, tổng cộng có 63 công ty hàng không khai thác các chuyến bay đi và đến Đài Loan, China Airlines và EVA Air nằm trong các hãng chủ yếu có đường bay quốc tế. Ngoài ra còn có 15 sân bay quốc nội, liên kết giao thông với các đảo.
4. Kinh tế tại Đài Loan
Sau khi dời sang Đài Loan vào năm năm 1949, Chính phủ Trung Hoa Dân Quốc đề xuất nhiều kế hoạch kinh tế, trong thập niên 1960 phát triển thành nền kinh tế tư bản chủ nghĩa định hướng xuất khẩu. Ngày nay, chính phủ dần giảm thiểu can dự vào đầu tư và ngoại thương, một số ngân hàng quốc hữu và doanh nghiệp quốc doanh liên tục được tư hữu hóa.
Không giống các quốc gia như Hàn Quốc hay Nhật Bản, kinh tế Đài Loan chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ, thay vì các tập đoàn quy mô lớn. Đài Loan nhập khẩu nhiều nhất từ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Ả Rập Xê Út và Hàn Quốc, các quốc gia Đài Loan xuất khẩu nhiều nhất là nước Cộng hòa Nhận dân Trung Hoa, Hồng Kông, Hoa Kỳ, Nhật Bản và Singapore, các đối tác mậu dịch chủ yếu khác là Malaysia, Đức, Úc, Indonesia, Philippines, Việt Nam, Thái Lan.
5. Văn Hóa – Ẩm thực tại Đài Loan
Văn hóa ẩm thực Đài Loan dung hợp phong cách ẩm thực các khu vực, các trường phái chủ yếu là ẩm thực Mân Nam Đài Loan, ẩm thực Khách Gia Đài Loan, các phong cách ngoại tỉnh Hồ Nam, Sơn Đông, Quảng Đông. Do đại bộ phận nhân khẩu là người Hán, các món ăn đại đa số là món ăn Trung Quốc, đồng thời hỗn hợp các phong cách phương Nam như Hồng Kông, Tứ Xuyên, Giang Tô, Chiết Giang. Đài Loan từng bị Nhật Bản thống trị trong 50 năm, góp phần hình thành các món ăn của người Mân Nam và người Khách Gia tại Đài Loan, và ảnh hưởng của văn hóa ẩm thực Nhật Bản hiện nay.
6. Giáo dục tại Đài Loan
Chế độ giáo dục Đài Loan chủ yếu là tổng hợp đặc điểm thể chế giáo dục Trung Quốc và Hoa Kỳ mà thành. Chính phủ sử dụng phương thức pháp luật chế định để khiến nhân dân được hưởng giáo dục nghĩa vụ 9 năm, sau đó tiến đến phát triển thành chương trình thông suốt 9 năm, song vào năm 2012 có 99,15% học sinh tiếp tục theo học trung học cao cấp hay trung học cao cấp kỹ thuật. Hiện nay, hệ thống giáo dục Đài Loan bao gồm giáo dục tiểu học 6 năm, giáo dục trung học quốc gia 3 năm, giáo dục trung học cao cấp 3 năm, giáo dục bậc đại học kéo dài 4 năm, các đại học danh tiếng là Đại học quốc lập Đài Loan, Đài học Quốc lập Thanh Hoa, Đại học Quốc lập Giao thông, Đại học Quốc lập Thành Công, Đại học Quốc lập Trung Sơn, Đại học Khoa học Kỹ thuật Quốc lập Đài Loan.